Bố mẹ cần chú ý hơn những biểu hiện, triệu chứng khi bé bị viêm phế quản

Thảo luận trong 'Rao vặt' bắt đầu bởi truongda210, Tháng 12 29, 2017.

  1. truongda210

    truongda210 Member

    Tham gia ngày:
    Tháng 12 2, 2017
    Bài gửi:
    48
    Đã được thích:
    0
    a, Bệnh viêm phế quản phổi và những điều nên biết

    Trẻ bị viêm phế quản phổi diễn biến rất phức tạp nên trong giai đoạn đầu mắc bệnh, cha mẹ rất khó phát hiện ra bệnh của trẻ

    Theo y học, viêm phế quản phổi là bệnh viêm cấp tính các phế quản nhỏ, phế nang và tổ chức quanh phế nang trong cơ thể. Khi mắc bệnh lý này, cơ thể trẻ thường bị viêm ở cả hai phổi kéo theo tình trạng bệnh tình nặng hơn và gây suy hô hấp ở trẻ nhỏ. Đây là loại bệnh thường xuất hiện vào mùa đông, nếu tiến triển nặng sẽ kéo theo ảnh hưởng tới tính mạng của trẻ. Bởi sức đề kháng yếu, bố mẹ cần hết sức lưu ý để vi khuẩn, vi rút không xâm nhập cơ thể khiến trẻ bị viêm phế quản phổi.

    [​IMG]

    Bố mẹ cần chú ý một số dấu hiệu sau để biết được trẻ có bị viêm phế quản phổi hay không:
    • – Trẻ có dấu hiệu như ho, đau họng, cúm, hay viêm xoang, sổ mũi, sốt nóng, sốt lạnh,… do vi rút gây nên. Nếu trẻ không được điều trị dứt điểm thì trẻ sẽ bị ho có đờm trong họng, nặng hơn là trẻ sẽ bị nôn ói khi trẻ ho.
    • – Trẻ có cảm giác đau ngực,bị khó thở, thở khò khè.
    • – Với những trẻ bị viêm phế quản phổi nặng thì sẽ bị tím tái ở các vùng quanh môi, đầu ngón chân, ngón tay và có thể là toàn thân.
    • – Ngoài ra, trẻ bị viêm phế quản phổi có thể kèm theo các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như chướng bụng, nôn chớ, tiêu chảy, bỏ ăn, …
    b, Viêm phế quản cấp ở trẻ em

    Viêm phế quản cấp là bệnh lý liên quan đến đường hô hấp mà rất nhiều bố mẹ đang nuôi con nhỏ biết đến. Đây là tình trạng viêm cấp tính niêm mạc phế quản trong cơ thể. Phế quản là cấu trúc dẫn khí của phổi gồm 2 phế quản gốc chia thành các phế quản thùy, phế quản phân thùy đến tiểu phế quản và kết thúc ở tiểu phế quản hô hấp, có chức năng dẫn khí. Nếu các cấu trúc này bị viêm, thì niêm mạc phế quản sẽ bị phù nề, xung huyết, xuất tiết, bong các biểu mô phế quản, làm hẹp đường dẫn khí, tạo nhiều đờm mủ bao phủ niêm mạc phế quản, khó thông khí dẫn đến trẻ ho đờm nhiều, dai dẳng, khó thở, có thể dẫn đến viêm phổi.

    Muốn điều trị viêm phế quản cấp ở trẻ em được nhanh chóng thì việc phát hiện ra dấu hiệu của bệnh ở những giai đoạn chớm bệnh là càng sớm càng tốt:
    • – Khi trẻ bị viêm phế quản cấp thông thường sẽ có biểu hiện như sốt cao, sỗ mũi, hắt hơi, sốt, ho dai dẳng có đờm, cơ thể trẻ mệt mỏi, biếng ăn,nôn trớ…
    • – Trong giai đoạn khởi phát: trẻ thường bị sốt từ 38 – 39 độ C, có thể bị đau nhức đầu, ngạt mũi, chảy nước mũi trong khó chịu, khó thở và các cơn ho kéo đến nhất là về đêm.
    • – Trong vài ngày tiếp theo, trẻ sẽ có các biểu hiện như sốt nóng 38 – 39 độ C, đau rát họng, ho có đờm và các cơn ho kéo đến liên tục, đờm thường có mủ màu trắng đục hoặc xanh vàng, đau vùng thành ngực mỗi khi ho. Bởi thế phát hiện dấu hiệu ở mỗi giai đoạn giúp bố mẹ có cách điều trị viêm phế quản cấp ở trẻ em đúng đắn và hiệu quả hơn.
    Nếu viêm phế quản cấp biến chứng thành viêm phổi thì sẽ cực kỳ nguy hiểm cho trẻ nhỏ. Bố mẹ không xử lý kịp thời có thể dẫn tới khó thở, suy hô hấp…. thậm chí là tử vong.

    Chính vì thế, bố mẹ cần hết sức lưu ý đến việc điều trị viêm phế quản cấp ở trẻ em. Khi các triệu chứng ho sốt trở nên nặng hơn hoặc khi có dấu hiệu sốt cao, đau ngực, khó thở hãy tìm đến bác sĩ để có giải pháp đúng đắn nhất.

    c, Viêm phế quản dạng hen ở trẻ em

    Dạng bệnh này thường gặp nhiều ở trẻ từ 2-6 tuổi, vì vậy cha mẹ cần chủ động quan tâm và chú ý quan sát những biểu hiện bệnh để điều trị kịp thời.

    Biểu hiện khi trẻ bị viêm phổi hen là: trẻ bị sốt nhẹ hoặc sốt cao, kèm chứng ho liên tục. Sau khi hạ sốt, các cơn ho bắt đầu kéo đến nhiều hơn, kèm đờm đặc. Mỗi lần ăn xong trẻ sẽ có cảm giác ngứa họng hoặc buồn nôn, quấy khóc, mặt tím tái…Những cơn hen đầu tiên của trẻ sẽ kéo đến biểu hiện qua những cơn ho dài. Bên cạnh đó, khi thở, lồng ngực của trẻ bị hóp lại.

    d, Viêm phế quản co thắt ở trẻ em

    Viêm phế quản co thắt ở trẻ có các triệu chứng như ho có đờm, khó thở, thở khò khè,… Tuy nhiên, khi trẻ mắc viêm phế quản co thắt sẽ kèm theo các biểu hiện đó là khi ho sẽ xuất hiện những cơn co ở vùng ngực, bụng gây hiện tượng đau, khó thở, cảm giác như rít lên để thở được.

    Viêm phế quản co thắt có triệu chứng giống với của hen nên một số trường có thể bị chẩn đoán nhầm. Đối với người lớn, việc chẩn đoán có dễ dàng hơn vì có thể khai thác một số triệu chứng có giá trị giúp cho việc xác định bệnh chính xác hơn. Nguyên nhân gây viêm phế quản co thắt ở trẻ có thể do vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, hóa chất, mắc dị vật, thời tiết thay đổi, chế độ dinh dưỡng kém.

    Điều trị viêm phế quản co thắt ở trẻ em bằng cách:
    • – Thực hiện hút mũi cho trẻ thường xuyên bằng các loại dung dịch nước muối để đường thở được thông thoáng và không trôi dịch xuống làm viêm đường hô hấp dưới .
    • – Đảm bảo không khí trong phòng trẻ luôn có độ ẩm lý tưởng để hạn chế bớt độ đặc của đờm và dịch mũi. Cha mẹ có thể bổ sung bằng việc sử dụng máy giữ ẩm để có độ ẩm ổn định và dọn dẹp vệ sinh để phòng trẻ luôn thoáng mát .
    • – Uống nhiều nước ( từ 8 đến 10 cốc/ ngày) cùng với nước canh ấm giúp trẻ không bị tắc nghẽn xung huyết.
    • – Hạn chế tối đa việc để trẻ phải tiếp xúc với khói thuốc lá, khói bụi ,… rất ảnh hưởng tới đường hô hấp, gây ho cho trẻ .
    • – Và giải pháp được cho là lâu dài , cha mẹ cần lưu ý đó là nâng cao sức đề kháng , hệ miễn dịch cho trẻ qua chế độ dinh dưỡng ổn định và bổ sung thêm sữa .
    [​IMG]

    e, Viêm phế quản mãn tính ở trẻ em

    Viêm phế quản mãn tính ở trẻ nhằm để chỉ những trường hợp có tình trạng viêm đường hô hấp mãn tính. Tổn thương trong viêm phế quản mãn tính chủ yếu khu trú ở niêm mạc đường thở. Bệnh thường khởi phát do các đợt nhiễm trùng đường hô hấp, gây viêm, phù nề, tăng tiết và thắt hẹp đường thở. Khi không được điều trị phù hợp, hoặc các đợt nhiễm trùng đường hô hấp tái đi, tái lại nhiều lần, khi đó bệnh phát triển thành viêm phế quản mãn tính.

    >>> Xem thêm: cách chữa bệnh viêm phế quản ở trẻ em - Những điều bố mẹ nên biết
     

Chia sẻ trang này